Từ Lisbon 2004 đến Paris 2016. Sau 12 năm, Cristiano Ronaldo lại bật khóc, đến hai lần trong một trận chung kết EURO. Nhưng thông điệp từ những giọt nước mắt ấy thì khác nhau.

12 năm trước, chàng trai 19 tuổi Ronaldo khóc đơn thuần là để khỏa nỗi buồn thua trận. 12 năm sau, Ronaldo ở đoạn cuối sự nghiệp khóc vì một nỗi đau không thể chịu nổi trên thân xác. Và sau cùng là giọt nước mắt đẹp nhất: nước mắt của chiến thắng, nước mắt của đàn ông.

Từ nước mắt....
Câu trả lời cho nửa thế kỷ bất công
Ronaldo vẫn thường được gọi bằng biệt danh "prima donna" (nữ ca sĩ hát chính ở nhà hát opera) bởi dáng vẻ điệu đàng, sở thích ăn mặc bóng bẩy và thói quen ngắm nhìn mình trước gương trong chiếc áo phông Dolce & Gabbana bó sát thân thể. Hình ảnh con bướm đậu vào má Ronaldo khi anh ngồi khóc có thể gợi lên rất nhiều liên tưởng. Nhưng vở diễn opera liệu có thể tiếp diễn khi vắng giọng ca nữ chính?
Có thể. Không Ronaldo, người Bồ vẫn tìm ra con đường chiến thắng cho mình. Mất siêu sao lớn nhất, Bồ Đào Nha trở thành đội bóng xoàng xĩnh nhưng như thế lại hóa hay. Họ chấp nhận chơi ở cửa dưới, kéo đội hình lùi sâu, rình rập suốt 120 phút và kết liễu con mồi bằng một đường phản công sắc lẹm.
Chiến thắng ở Stade de France là tiếng thở phào của người Bồ và là lời đáp trả cho những căm hận dồn nén từ lịch sử. Họ đã từng là "vùng trũng" của Tây Âu, không chỉ ở bóng đá mà còn ở mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Bồ Đào Nha là căn cứ địa cuối cùng của chủ nghĩa độc tài ở Tây Âu và giữa một cộng đồng văn minh thì phải tới năm 1974, người Bồ mới chuyển sang chế độ dân chủ. Dấu vết của chủ nghĩa độc tài Bồ Đào Nha vẫn còn hiện diện ngay ở Paris, nơi đó có tới 350.000 người Bồ nhập cư vào trong thế kỷ trước để trốn chạy khỏi đất nước.
Việc duy trì chế độ chính trị khác biệt với Tây Âu đã khiến người Bồ không được chào đón khi ra nước ngoài. Ai đó có thể nói rằng người Bồ hay mặc cảm tự ti nhưng sự thật là họ thường xuyên bị phân biệt đối xử. Jose Mourinho bị kỳ thị ở Anh, ở Italy và Tây Ban Nha. Cristiano Ronaldo và Pepe bị nhiều CĐV Real Madrid ghét bất chấp những cống hiến to lớn cho đội bóng…
Có đội tuyển nào bị cư xử bất công nhiều như đội tuyển Bồ Đào Nha? Tại World Cup 1966, đội bóng của "báo đen" Eusebio huyền thoại đang tiến băng băng, đi tới trận bán kết thì bị chèn ép. Theo lịch thi đấu, họ sẽ đá với đội tuyển Anh ở sân Goodison Park và trận bán kết giữa Liên Xô và Đức diễn ra ở Wembley. Nước chủ nhà đã đánh tráo địa điểm thi đấu, Bồ Đào Nha phải chơi tại Wembley - mái nhà của bóng đá Anh và bại trận dưới áp lực khổng lồ.
Đến EURO 2000, thế hệ vàng vĩ đại nhất lịch sử Bồ Đào Nha với những Luis Figo, Rui Costa, Fernando Couto… đã loại cả Anh và Đức rồi băng băng tới trận bán kết gặp Pháp. Người Bồ đã chơi ép sân cả trận nhưng quả penalty tranh cãi ở phút 117 đã mang đến bàn thắng vàng cho Zidane và nhấn chìm giấc mơ của đội bóng xứ Iberia.

Hai năm sau đó, Bồ Đào Nha dự World Cup 2002 vẫn rất mạnh nhưng họ không may rơi vào bảng đấu có chủ nhà Hàn Quốc. Họ bị đuổi tới 2 người trong trận đấu với đội chủ nhà để rồi sớm dừng cuộc chơi.
Cú bật nhảy của lịch sử
Nhiều người Bồ Đào Nha hiện nay vẫn tin rằng đội tuyển của họ bị loại khỏi EURO 2000 và World Cup 2002 vì các trận đấu bị dàn xếp. Họ bị giẫm đạp để kẻ khác đi đến vinh quang: Anh vô địch World Cup 1966, Pháp đăng quang ở EURO 2000, và Hàn Quốc lọt tới bán kết World Cup 2002 - thành tích vô tiền khoáng hậu.
Chiến thắng ở Stade de France đêm 10/7 bởi thế chính là cách người Bồ chỉ ra công lý của mình. Đó là công lý mà hai thế hệ xuất sắc của Eusebio và của Figo không thể tìm thấy được dù đã đến rất gần. Phải đến thế hệ thứ ba, mà không, phải gọi là thế-hệ-của-một-mình-Ronaldo, Bồ Đào Nha mới tìm thấy nụ cười chiến thắng.
Ronaldo trong một giải đấu không thật hoàn hảo vì vết tích của chấn thương vẫn biết tỏa sáng đúng lúc cần thiết để đưa đội bóng của mình đến trận chung kết. Và khi bước ra lần hai từ đường hầm để động viên các đồng đội thì điều thần kỳ đã xảy đến với người Bồ ở hiệp phụ thứ hai.
Ở tuổi 31, Ronaldo cũng giống như nhiều ngôi sao khác đã tự cải tiến chính mình. Nếu như Lionel Messi lùi xuống như một “số 10”, Wayne Rooney lùi sâu hơn như một tiền vệ trung tâm thì Ronaldo tiến lên, rời bỏ phạm vi hoạt động ở biên để chơi như một trung phong cắm.
Cú bật nhảy để đánh đầu ghi bàn vào lưới Xứ Wales của Ronaldo là một cú bật nhảy hoàn hảo trong thể thao. Khái quát hóa lên thì đó là cú bật nhảy của cả một đội tuyển, một dân tộc.
Video Ronaldo bật khóc vì chấn thương (Bản quyền thuộc VTV):
Axact

Chu Bằng Monkey

Tôi là Chu Bằng, tôi đang làm và phát triển tại KenhVietPro.Blogspot.Com.
Tôi yêu thích lập trình Wap/Web và chia sẻ code , kiến thức IT.

Nhận Xét:

0 comments: